-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-


Lấy Mẫu Bằng Đường Họng – Miệng Giúp Phát Hiện Sớm Biến Chủng Omicron Từ 2-3 Ngày
11/03/2022 Đăng bởi: Cát Vân Sa Shop(BS. Anh Nguyễn)
Biến chủng tàng hình của Omicron BA.2 chiếm đa số tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Gần đây, biến chủng Omicron dần dần thay thế biến chủng Delta, khiến việc chẩn đoán nhanh trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, Omicron có nhiều biến chủng, trong đó BA.1 là biến chủng gốc và BA.2 là biến chủng phụ của Omicron. BA.2 vốn được coi là biến chủng “ tàng hình - stealth variant" do khó nhận biết qua các xét nghiệm nhanh trong cộng đồng và lây lan rất lớn. Mới đây, vào tuần thứ 2 của tháng 3, trong trong 67 mẫu bệnh phẩm nhiễm Omicron tại TP HCM được giải mã gene virus có 24 mẫu là chủng BA.1 và 43 mẫu BA.2.
BA.2/ biến chủng Omicron gây lây lan nhanh và khó chẩn đoán
Đây là lần đầu tiên chủng phụ Omicron BA.2 được ghi nhận tại Việt Nam. Ở Hà Nội, BA.2 chiếm 87% tổng số mẫu phát hiện Omicron, có mặt ở 20/30 quận, huyện và tỷ lệ ca nhiễm BA.2 này còn cao hơn so với TP HCM.
Lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh theo đường mũi hay họng sẽ tốt hơn?
Theo nhà nghiên cứu Kaitlin Sullivan, đăng trên bài “Một số bằng chứng chỉ ra Omicron xuất hiện đầu tiên ở họng miệng của bạn. Liệu nên thay đổi đường lấy mẫu xét nghiệm tại nhà?” đã đăng trên tạp chí NBCnews ngày 26 tháng 2 năm 2022 cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy vi-rút SARS – CoV - 2 có thể xuất hiện trong vùng cổ họng trước khi có mặt ở tỵ hầu. Vì lý do này, các nhà khoa học đã có áp lực lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA.) đề nghị công bố cách thức lấy mẫu theo đường họng – miệng thay vì đường mũi hay tỵ hầu như hiện nay.
Chủng Omicron có mặt sớm hơn ở vùng họng – miệng
Nhà khoa học Kanjilal đưa ra một lời giải thích, dựa trên cái nhìn sâu sắc về mặt sinh học chứ không phải dữ liệu lâm sàng, về lý do tại sao ban đầu mọi người lại gặp phải âm tính giả khi xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo đường mũi. Cụ thể là giống như trước đây, mọi người thường kiểm tra khi họ có các triệu chứng, nhưng đối với những người đã được tiêm phòng (chích ngừa) hoặc đã có miễn dịch trước đó, các triệu chứng dường như xuất hiện sớm hơn vài ngày với chủng Omicron so với chủng Delta. Nói cách khác, với đối tượng đã có kháng thể, triệu chứng lâm sàng như viêm họng, sốt, đau nhức người, sổ mũi sẽ xuất hiện sớm hơn vài ngày ở chủng Omicron, ở thời điểm đó, tải lượng vi rút chưa đủ để phát hiện bằng xét nghiệm nhanh. Ông cũng cho rằng triệu chứng phổ biến của Omicron là đau họng, phần lớn tải lượng vi rút có thể nằm ở cổ họng lúc đầu, cũng giống như cách lấy mẫu họng để tìm liên cầu khuẩn, vì vi khuẩn liên cầu sống trong cổ họng.
Anne Wyllie, một nhà khoa học nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Yale, tin rằng Omicron có thể phát hiện theo đường họng miệng tốt hơn đường mũi.
Kết hợp hai đường mũi và họng miệng giúp sàng lọc chẩn đoán chính xác nhất
Theo Peter Jüni và cộng sự, viết trong bái nghiên cứu “Use of Rapid Antigen Tests during the Omicron Wave – Sử dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong làn sóng Omicron” xuất bản ngày 10 tháng 2 năm 2022, có nhận định rằng sự xuất hiện của biến thể SARS-CoV-2 Omicron hiện đang chiếm ưu thế ở cấp quốc gia và trên toàn cầu. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể phát hiện nhạy và đặc hiệu hơn, tin cậy hơn nếu lấy mẫu kết hợp theo cả đường họng miệng và đường mũi. Các cá nhân có thể thu thập các mẫu để chuẩn đoán nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách ban đầu ngoáy mũi sau đó ngoáy họng. Ông cũng cho rằng do tốc độ lây truyền SARS-CoV-2 hiện rất cao và độ nhạy hạn chế của các xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho biến thể Omicron, một kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính đơn lẻ không thể loại trừ nhiễm vi rút SARS – CoV 2 một cách đáng tin cậy. Đồng thời, một kết quả xét nghiệm âm tính duy nhất không thể kết luận và không nên được sử dụng làm tín hiệu bật đèn xanh cho việc từ bỏ hoặc giảm bớt các biện pháp phòng ngừa. Ngược lại, trong bối cảnh này, một cá nhân có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính nên được xem xét và quản lý như một trường hợp nhiễm COVID-19 và nên cách ly ngay lập tức; Việc xác nhận bổ sung bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là không cần thiết trong hầu hết các cơ sở y tế. Hơn nữa, nếu các chiến lược xét nghiệm không có triệu chứng được xem xét, các xét nghiệm kháng nguyên nhanh cần được thực hiện thường xuyên để có hiệu quả đối với cộng đồng. Khi sử dụng chiến lược ‘xét nghiệm để loại trừ” thay thế cho việc cách ly quy mô lớn, những người tiếp xúc gần (F1) không có triệu chứng của một trường hợp dương tính cần phải làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh hàng ngày. Khi sử dụng chiến lược 'Kiểm tra màn hình không triệu chứng tự nguyện', những người không có triệu chứng nên làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh 3-5 lần mỗi tuần.
Tóm tắt
Như vậy biến chủng BA.2 là biến chủng phụ của Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn biến chủng gốc BA.1 và có khả năng “tàng hình” lẩn tránh các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán. Chính vì Omicron xuất hiện sớm ở đường họng miệng nên đối với các xét nghiệm nhanh kháng nguyên để chẩn đoán sự hiện diện của vi rút SARS-CoV-2, thì lấy mẫu theo đường họng miệng sẽ giúp chẩn đoán sớm hơn nhằm hạn chế hơn khả năng lây lan cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra cách tốt nhất có lẽ là vừa lấy mẫu mũi và họng miệng. Hiện nay các sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được cấp phép theo các đường: Tỵ hầu, mũi trước, họng miệng và nước bọt.
Hình (FDA, chuyển ngữ)
Người sử dụng lưu ý các vấn đề sau:
1. Chỉ sử dụng sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên nào được bộ Y Tế cấp phép
2. Bộ y tế cấp phép sản phẩm theo đường nào thì chỉ nên sử dụng theo đường đó. Các thông tin này có trong nội dung cấp phéo cũng như có trong hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt của sản phẩm.
Hightop, hộp 25 tests
Bộ xét nghiệm định tính kháng nguyên SARS-CoV-2 của hãng Hightop Biotech 25 tests/hộp
Được Bộ Y tế cấp phép lấy mẫu xét nghiệm theo 2 đường:
1. Đường mũi trước (đưa tăm bông sâu khoảng 2,5 cm từ cánh mũi)
2. Đường họng miệng
Vui lòng tham khảo hướng dẫn cách lấy mẫu họng – miệng giúp chẩn đoán sớm biến chủng Omicron
https://youtu.be/vJsEc159sVY
THẢO DƯỢC TRINH NỮ CHÂU ÂU HỖ TRỢ GIẢM U XƠ TỬ CUNG Ở NỮ GIỚI (09/05/2022)
TOP THỰC PHẨM TỐT CHO XƯƠNG KHỚP VÀ VIÊM KHỚP (09/05/2022)
U xơ tử cung có biến chứng ung thư không? (10/12/2021)
Ductoma hỗ trợ cải thiện u xơ tử cung, u xơ tuyến vú (10/12/2021)
Cách điều trị đau cột sống thắt lưng đúng và giảm đau lưng hiệu quả (13/10/2021)